Đại dịch đã thúc đẩy các doanh nghiệp chuyển đổi số, tăng tốc quá trình Chuyển đổi số. Tuy nhiên, khi thế giới trở về “bình thường mới”, công cuộc Chuyển đổi số sẽ diễn ra như thế nào và Doanh nghiệp cần lưu ý gì?
Theo một cuộc khảo sát toàn cầu giám đốc điều hành các Doanh nghiệp của McKinsey, đại dịch COVID-19 đã thúc đẩy các công ty tăng tốc quá trình Chuyển đổi của họ, mà nhẽ ra quá trình này phải diễn ra từ 3 – 4 năm, thì nay diễn ra chỉ trong vài tháng. Ngoài ra, các nhà lãnh đạo Doanh nghiệp cũng cho biết họ mong đợi các thay đổi sẽ kéo dài để họ đang thực hiện các khoản đầu tư cần thiết để đảm bảo rằng các thay đổi đó phù hợp với sự phát triển.
Tuy nhiên, nghiên cứu trước đó của McKinsey cho biết 70% dự án chuyển đổi số thất bại. Vì vậy, hơn bao giờ hết, điều quan trọng với nhiều doanh nghiệp là khi bắt tay vào – hoặc đang ở giữa quá trình Chuyển đổi số, là làm thế nào để đảm bảo các dự án thành công?
Những cạm bẫy doanh nghiệp thường gặp phải khi chuyển đổi số

Theo các chuyên gia, những cạm bẫy phổ biến khi các Doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi số bao gồm 3 cạm bẫy chính sau:
Cạm bẫy 01: Thu thập dữ liệu và không thể sử dụng chúng
Dữ liệu là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá và là tài sản không thể bị xâm phạm của bất cứ doanh nghiệp nào, và muốn chuyển đổi số thành công, các quyết định của bạn buộc phải dựa trên dữ liệu.
Tuy nhiên, nhiều công ty chưa nhận thức được rằng, họ cần phải xây dựng một nền tảng dữ liệu vững chắc trước khi thực sự tiến hành áp dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại và cấp tiến. Bên cạnh đó, họ cũng cần xây dựng sẵn một quy trình sử dụng dữ liệu này một cách có hiệu quả và có tính hướng đích.
Việc thu thập dữ liệu nhưng không thể tận dụng chúng được coi là một trong những cạm bẫy lớn nhất mà các doanh nghiệp thường gặp phải trong quá trình chuyển đổi số. Đơn giản bởi họ thiếu sự hướng dẫn một cách hệ thống và thiếu kế hoạch trong việc sử dụng dữ liệu, dẫn đến việc dù các dữ liệu được tổng hợp và lưu trữ, nhưng lại không đem đến bất cứ giá trị gia tăng nào cho hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp.
Cạm bẫy 02: Đánh giá thấp tầm quan trọng của các quá trình chuyển đổi văn hóa khi chuyển đổi số
Một trong những “bẫy” mà chuyển đổi số thường xuất hiện ở các doanh nghiệp là “bẫy tâm lý”. Nhiều nhân viên công ty, hoặc thậm chí là các doanh chủ, chưa sẵn sàng với những sự “nâng cấp” này và thường cho rằng chuyển đổi số là công việc của các giám đốc công nghệ hay các thành viên phòng IT.
Thực tế, sự chuyển đổi cần có sự tham gia của tất cả mọi người. Sự thành công của quá trình này phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập luồng thông tin tự do, bên cạnh đó là xây dựng văn hoá chia sẻ kiến thức một cách rõ ràng, cùng tinh thần sẵn sàng của từng người đón nhận những thay đổi về mặt công nghệ trong quá trình làm việc.
Nếu thiếu sự chuẩn bị và “lên dây cót” về mặt tâm lý cho các thành viên trong một tập thể, việc chuyển đổi số sẽ diễn ra vô cùng rời rạc và thiếu tính nhất quán. Bởi suy cho cùng, chuyển đổi số cũng chỉ là tận dụng những tiến bộ khoa học công nghệ hiện đại để hỗ trợ cho công việc hàng ngày, nhưng liệu mọi chuyện có diễn ra suôn sẻ nếu những người trực tiếp sử dụng công nghệ ấy không thực sự hiểu và sẵn sàng đón nhận?
Cạm bẫy 03: Sử dụng càng nhiều công cụ liên quan đến chuyển đổi số càng tốt
Hiện tại, các doanh nghiệp đang được cung cấp rất nhiều giải pháp để quá trình chuyển đổi số diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không phải bất cứ công cụ nào cũng phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp, cũng như không phải các doanh nghiệp càng sử dụng nhiều công cụ sẽ càng tốt.
Điều quan trọng nhất ở đây là sự phù hợp. Bất cứ một quá trình chuyển đổi số nào cũng cần có sự phân tích, tìm hiểu tình hình hoạt động của doanh nghiệp, rút ra được những hoạt động cần sự can thiệp của các giải pháp công nghệ, từ đó mới có thể rút ra được những lựa chọn công cụ phù hợp nhất với tình hình doanh nghiệp.
Nếu thiếu sự phân tích kỹ lưỡng, việc sử dụng chồng chéo những công nghệ có thể gây ra lãng phí về mặt tài nguyên, đồng thời tạo ra những lỗ hổng về rò rỉ thông tin gây nguy hại cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số lúc này không những không hiệu quả, mà còn khiến cho cả ngân sách lẫn tình hình hoạt động của các công ty gặp vấn đề.
5 trụ cột của chuyển đổi số giải mã công thức thành công
Một quy trình chuyển đổi số thành công phải là sự tổng hòa của cả 5 yếu tố này. Nếu thiếu đi một trong các yếu tố, doanh nghiệp của bạn hẳn đang phung phí nguồn lực:
Thiết lập chiến lược và văn hóa dài hạn
Văn hóa doanh nghiệp được coi là điều kiện quan trọng để doanh nghiệp phát triển bền vững, bởi nếu thiếu văn hóa trong kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ không có “bản sắc thương hiệu” của riêng mình. Không những vậy, doanh nghiệp còn khó mà phát huy được truyền thống trong quá khứ, tiềm năng của đội nhân viên cũng như không tận dụng được ưu thế của thời đại.
Chính vì vậy một chiến lược chuyển đổi số hiệu quả trong văn hóa doanh nghiệp thường bao gồm:
- Bước 1: Xác định nhiệm vụ – tầm nhìn – giá trị cốt lõi của công ty và đưa chúng vào thực hiện
- Bước 2: Tuyển dụng các nhân viên có khả năng bổ sung lẫn nhau
- Bước 3: Sử dụng các công cụ đo lường và đánh giá kết quả
Gắn kết khách hàng
Trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp là một bước đi dài hơi trong hành trình kết nối thương hiệu với khách hàng. Khi thực hiện một cách chính xác, trải nghiệm thương hiệu nhiều lớp làm tăng sự kỳ vọng của khách hàng và mở ra cánh cửa để thu hút thêm nhiều khách hàng mới.
7 giai đoạn trải nghiệm của khách hàng:
- Giai đoạn biết
- Giai đoạn thích
- Giai đoạn thử
- Giai đoạn tin tưởng
- Giai đoạn mua
- Giai đoạn mua lại
- Giai đoạn giới thiệu
Đổi mới và cải tiến quy trình
Mục đích của việc áp dụng chuyển đổi số vào các hoạt động trong doanh nghiệp là để tăng hiệu quả và tối ưu được chi phí cũng như thời gian. Cải tiến quy trình nhằm tăng năng suất làm việc là lợi thế cạnh tranh cốt lõi trong môi trường kinh doanh đầy biến động ngày nay. Thêm vào đó là việc tái cấu trúc lại các hoạt động kinh doanh cũng như quy trình vận hành vốn có.
Các quy trình của doanh nghiệp phải được thiết kế và vận hành cẩn thận, theo dõi và đo lường đầy đủ, mang lại kết quả bằng chất và lượng. Mọi quy trình phải tính đến giá trị lợi ích cho nhân viên và khách hàng.
Lựa chọn nền tảng công nghệ phù hợp
Cứ 10 công ty có tên trong danh sách Fortune 500 hiện nay, sẽ có 4 công ty biến mất trong vòng 10 năm tới, nhường chỗ cho các công ty mới, biết tận dụng thế mạnh của công nghệ để bứt phá. Sự phát triển của công nghệ đã đặt ra những thách thức chưa từng có về lưu trữ, phân tích và sử dụng dữ liệu.

Ngoài ra, việc áp dụng công nghệ cũng cần các điều kiện nhất định như:
- Cơ sở về công nghệ thông tin được trang bị đủ để triển khai một số ứng dụng thường xuyên của doanh nghiệp như: trang bị máy tính, thiết lập mạng LAN, WAN, thiết lập kết nối Internet, môi trường truyền thông giữa các văn phòng trong nội bộ hoặc giữa các đối tác.
- Con người được đào tạo để sử dụng được các trang thiết bị trên vào một số hoạt động tác nghiệp hoặc quản lý của doanh nghiệp
- Cần có hệ thống mạng diện rộng phủ khắp doanh nghiệp, đảm bảo cho các luồng thông tin lưu chuyển thông suốt giữa các bộ phận; triển khai các giải pháp đồng bộ giúp doanh nghiệp thay đổi chất lượng quản lý nội tại, nâng cao năng lực điều hành, tăng hiệu quả và tăng năng lực cạnh tranh như ERP.
Tìm hiểu thêm: So sánh ERP với các giải pháp số hóa tổng thể công việc hành chính văn phòng khác
Phân tích và quản lý dữ liệu
Trong xu thế chuyển đổi số bùng nổ mạnh mẽ hiện nay, nếu không sử dụng đầy đủ các công cụ công nghệ kỹ thuật phân tích hiện đại, nhiều dữ liệu khách hàng quý giá sẽ không được thu thập, xử lý và biến thành tài sản có giá trị giúp các doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh. Chỉ cần doanh nghiệp biết khai thác một cách có hiệu quả thì Big Data sẽ trở thành một khối tài sản vô giá, từ đó giúp cắt giảm chi phí, tăng thời gian phát triển và tối ưu hóa sản phẩm, đồng thời hỗ trợ con người đưa ra những quyết định đúng và hợp lý hơn.
Chuyển đổi số giờ đây không chỉ là xu hướng nhất thời mà ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên muốn triển khai chuyển đổi số hiệu quả không phải là điều dễ dàng. Bởi vậy, trước khi bắt đầu có suy nghĩ chuyển đổi số cho doanh nghiệp, những người lãnh đạo cần phải trang bị thật đầy đủ những kiến thức cần thiết cho bản thân mình, nắm vững những trụ cột quan trọng cũng như tránh các cạm bẫy của chuyển đổi số.
Để thực sự tránh khỏi các cạm bẫy có một quá trình chuyển đổi số thành công, tốt hơn hết là bạn không nên đơn độc. Có được sự hỗ trợ từ một nhà cung cấp uy tín có thể rút ngắn thời gian, công sức và tiền bạc khi chuyển đổi số.
Với sứ mệnh góp phần thúc đẩy chuyển đổi số toàn diện cho Doanh nghiệp, Ligosoft nghiên cứu, phát triển những ứng dụng tốt nhất dựa trên nền tảng công nghệ mới như: AI, IoT, Cloud, Bigdata và các Framework hiện đại đảm bảo số hóa Doanh nghiệp thành công với chi phí thấp nhất.
Đăng ký ngay hoặc liên hệ đến hotline 1900 299 286 để được tư vấn và Demo miễn phí.